người trình bày: ông Noriyoshi HARATA
Sau đây là phần trình bày của ông Noriyoshi HARATA, phụ trách nhóm kỹ thuật phát triển nền móng, thuộc bộ phận nghiên cứu phát triển tường thép chủ yếu là cọc ván thép và thiết kế kết cấu, tập đoàn thép Nippon.
Hiện nay, tường chế tạo bằng thép đang được sử dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực ở Nhật bản, đặc biệt là các công trình công cộng. Trong buổi hội thảo tác giả giới thiệu sơ lược ba kỹ thuật chế tạo tường thép được sử dụng phổ biến trong xây dựng: kè bảo vệ bờ sông, đê kè bảo vệ cảng biển, và những cấu kiện làm việc cho các công trình ngầm sâu dưới lòng đất.
Công trình xây chen 2 tầng hầm (65 Nguyễn Du - TP. HCM, cách Nhà thờ Đức Bà 500m)
Phần 1: Cọc ván thép dạng mũ (Hat-Type Sheet Pile 900)
Tại Nhật bản, cọc ván được sử dụng trong xây dựng đê kè bảo vệ bờ song, đê chắn song các cảng và xây dựng công trình chống đỡ tạm thời. Từ khi đưa vào sử dụng thực tế cách đây khoảng 4 năm, so với cọc ván thép hình chữ U thì cọc ván thép dạng mũ kiểu 900 có ưu thế là quá trình thi công đơn giản, nhanh, nhẹ, độ tin cậy của kết cấu xây dựng đảm bảo, cũng như tính kinh tế cao, chống thấm nước tốt. Cọc ván thép dạng mũ kiểu 900 là cấu kiện thép xây dựng, có chiều rộng làm việc là 900mm với mặt cắt ngang lớn và kỹ thuật ứng dụng cao trong quá trình thi công xây lắp cùng với sự phát triển của công nghệ uốn (rolling). Sau đấy, ông giải thích về thí nghiệm kiểm tra tính năng và sự tương hợp của dự án về tính thi công và tính kết cấu của cọc ván thép dạng mũ kiểu 900.
Hầm dẫn cầu Phú Mỹ - Quận 7. TP. HCM
Phần 2: Cấu kiện cọc ván thép dày dạng nhiều ngăn (Flat sheet pile cellular structure)
Trong các công trình phát triển cảng và san lấp (filling in land) có quy mô lớn như cảng nước sâu, cảng công container, cấu kiện cọc ván thép dày dạng nhiều ngăn được sử dụng nhiều. Trong buổi seminar, tác giả giới thiệu về phương pháp thi công xây dựng về đường ngầm chạy trong lòng vịnh Tokyo sử dụng kết cấu này.
CHUPIN port - Taiwan - Arcelormittal project courtesy photo
Shanghai Deep Water Container Terminal - ArcelorMittal project courtesy photo
Phần 3: Tường ván thép loại NS-BOX (Steel diaphragm wall ”NS-BOX”)
Đầu tiên, ông giới thiệu nguồn gốc của việc chế tạo NS-BOX, đấy là sản phẩm của việc kết hợp, tận dụng thế mạnh về khả năng chịu lực và cùng nhau làm việc trong cùng một kết cấu của vật liệu thép và bê tông.
Đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn về hạn chế bề dày, yêu cầu cường độ cao, NS-BOX đã được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong việc xây dựng các công trình dưới lòng sông, đường chạy ngầm dưới mặt
Cọc hộp tổ hợp đã thi công (CAZ combination)
đất cũng như việc xây dựng khoảng không gian ở ga tàu điện ngầm dưới lòng đất. NS-BOX có khả năng thích ứng trong việc thi công trong đô thị có không gian hẹp, do đó việc thi công có thể tiến hành trên diện tích nhỏ. Hơn nữa có thể ứng dụng kết cấu này trong nhiều phương pháp thi công khác nhau. Trong bài phát biểu của mình, ông HARATA đã giải trình về đặc trưng của kết cấu và ứng dụng thi công của NS-BOX.
Qua trình bày của ông, những người tham dự seminar tiếp nhận được những kiến thức chuyên môn rất bổ ích về kỹ thuật tường sử dụng vật liệu thép trong xây dựng các công trình ở Nhật, cũng như khả năng ứng dụng ở Việt Nam trong tương lai.
Hiện nay đất nước chúng ta đang phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, việc áp dụng các tiến bộ trong xây dựng không những góp phần nâng cao chất lượng công trình mà còn thúc đẩy các kỹ sư, các nhà nghiên cứu học hỏi và vận dụng sáng tạo phù hợp với điều kiện hiện nay của đất nước.
Thi công cọc tổ hợp dạng hộp (box pile) 26m - Sanghai Container Terminal
Sau cùng, các thành viên CLB và những người tham dự seminar chụp ảnh lưu niệm với hai diễn giả. Thay mặt CLB, xin chân thành cảm ơn hai ông đã nhiệt tình tham gia giao lưu với CLB và hy vọng nhận được nhiều sự ủng hộ hơn nữa.
Công trình trạm xử lí nước HCMC - Oriental Sheet Piling Việt Nam
Nguồn: CLB JVEEF nhatviet.net
Thi công chuyên nghiệp hệ giằng chống - tường cừ vây Call: 0907240068
Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2010
Thứ Ba, 23 tháng 2, 2010
Giới thiệu công nghệ cọc ván thép
Phi Tuấn
Thứ Tư, 25/11/2009, 21:51 (GMT+7)
(TBKTSG Online) - Việt Nam sẽ phải sử dụng nhiều đến phương pháp thiết kế kết cấu cọc ván thép và công nghệ mới trong các công trình xây dựng, tiến sĩ Thái Hà Phi phát biểu tại hội thảo “Phương pháp thiết kế kết cấu cọc ván thép và công nghệ thi công mới ở Nhật Bản”.
Hội thảo do tập đoàn thép Nippon, Nhật Bản, phối hợp với Đại học Giao thông Vận tải tổ chức vào ngày 25-11 tại TPHCM.
Trao đổi với TBKTSG Online bên lề hội thảo, ông Phi nói rằng đây sẽ là một xu thế mới cho ngành xây dựng Việt Nam. Các công trình về đô thị và các công trình ngầm, các đê chắn sóng hay những công trình liên quan đến nước sẽ phải sử dụng nhiều đến các cọc ván thép, thay cho các phương pháp thi công bê tông hay cừ gỗ vốn phổ biến trong xây dựng Việt Nam trước đây.
Tiến sĩ Phi, trưởng ban tổ chức hội thảo, nhận xét rằng các loại cọc ván thép có nhiều ưu điểm vượt trội như nhẹ, bền, đẹp, đa dạng, thân thiện môi trường, và được sử dụng nhiều lần nên chiếm một tỷ lệ cao trong xây dựng.
Các công trình xây dựng lớn ở Việt Nam gặp bất lợi vì có nền địa chất yếu, đòi hỏi phải có kỹ thuật xử lý nền móng cao cùng với khấu kiện cao cấp, trong khi đó các công trình phức tạp thường kéo theo kinh phí lớn cho việc xử lý kỹ thuật. Vì thế theo ông, rào cản lớn nhất chính là kinh phí.
Một số ý kiến tại hội thảo cũng nêu ra tính hiệu quả của công nghệ mới cùng các phương pháp thiết kế công trình xử lý nền đất yếu có sử dụng đến cọc ván thép, đồng thời thực hiện công việc chuyển giao công nghệ của Nhật Bản cho Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Phi nói rằng việc ứng dụng công nghệ cũng cần phải có lộ trình, vì thế trước mắt các công ty Việt Nam vẫn phải áp dụng dựa trên những máy móc thiết bị sẵn có.
Cọc ván thép được sử dụng lần đầu tiên là ở Mỹ năm 1908, và sau đó được sử dụng rộng rãi trên thế giới vì những ưu điểm vượt trội so với cọc gỗ hay bê tông. Ở Việt Nam cọc ván thép đã được sử dụng trong nhiều công trình lớn như Nhiệt điện Phả Lại II, nhà máy đóng tàu Dung Quất cùng một số cao ốc trụ sở, các công trình bờ kè, tường chắn và vòng vây ngăn nước.
Blogger: Link tải về cuốn cẩm nang thiết kế và thi công cừ ván thép, cọc ống thép:
Thứ Tư, 25/11/2009, 21:51 (GMT+7)
(TBKTSG Online) - Việt Nam sẽ phải sử dụng nhiều đến phương pháp thiết kế kết cấu cọc ván thép và công nghệ mới trong các công trình xây dựng, tiến sĩ Thái Hà Phi phát biểu tại hội thảo “Phương pháp thiết kế kết cấu cọc ván thép và công nghệ thi công mới ở Nhật Bản”.
Hội thảo do tập đoàn thép Nippon, Nhật Bản, phối hợp với Đại học Giao thông Vận tải tổ chức vào ngày 25-11 tại TPHCM.
Trao đổi với TBKTSG Online bên lề hội thảo, ông Phi nói rằng đây sẽ là một xu thế mới cho ngành xây dựng Việt Nam. Các công trình về đô thị và các công trình ngầm, các đê chắn sóng hay những công trình liên quan đến nước sẽ phải sử dụng nhiều đến các cọc ván thép, thay cho các phương pháp thi công bê tông hay cừ gỗ vốn phổ biến trong xây dựng Việt Nam trước đây.
Tiến sĩ Phi, trưởng ban tổ chức hội thảo, nhận xét rằng các loại cọc ván thép có nhiều ưu điểm vượt trội như nhẹ, bền, đẹp, đa dạng, thân thiện môi trường, và được sử dụng nhiều lần nên chiếm một tỷ lệ cao trong xây dựng.
Các công trình xây dựng lớn ở Việt Nam gặp bất lợi vì có nền địa chất yếu, đòi hỏi phải có kỹ thuật xử lý nền móng cao cùng với khấu kiện cao cấp, trong khi đó các công trình phức tạp thường kéo theo kinh phí lớn cho việc xử lý kỹ thuật. Vì thế theo ông, rào cản lớn nhất chính là kinh phí.
Một số ý kiến tại hội thảo cũng nêu ra tính hiệu quả của công nghệ mới cùng các phương pháp thiết kế công trình xử lý nền đất yếu có sử dụng đến cọc ván thép, đồng thời thực hiện công việc chuyển giao công nghệ của Nhật Bản cho Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Phi nói rằng việc ứng dụng công nghệ cũng cần phải có lộ trình, vì thế trước mắt các công ty Việt Nam vẫn phải áp dụng dựa trên những máy móc thiết bị sẵn có.
Cọc ván thép được sử dụng lần đầu tiên là ở Mỹ năm 1908, và sau đó được sử dụng rộng rãi trên thế giới vì những ưu điểm vượt trội so với cọc gỗ hay bê tông. Ở Việt Nam cọc ván thép đã được sử dụng trong nhiều công trình lớn như Nhiệt điện Phả Lại II, nhà máy đóng tàu Dung Quất cùng một số cao ốc trụ sở, các công trình bờ kè, tường chắn và vòng vây ngăn nước.
Blogger: Link tải về cuốn cẩm nang thiết kế và thi công cừ ván thép, cọc ống thép:
Nhãn:
Cừ ván thép,
giằng chống,
hệ shoring,
LARSSEN,
Sheet Pile
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)